Bên ngoài trời lại mưa. Không hiểu nguyên cớ gì mấy hôm nay mưa cứ rơi suốt, lúc lưa thưa vài giọt, lúc xối xả dồn dập. Hồi còn ở quê, những ngày mưa dài lê thê như thế này mẹ hay làm bánh ram đãi mấy chị em tôi.
Những bát canh rau lộn xộn nơi miền Trung nắng cháy đã dẫn tôi đi qua biết bao mùa hè, những mùa hè tuổi thơ vô tư và vụng dại. Để lớn lên, đi xa nhớ về và thương quê, thương mẹ đến vô bờ...
Những loài hoa được nằm trong danh mục các món ăn Việt Nam thể hiện được sự kết hợp tài tình và thông minh giữa thực vật và động vật trong khoa dinh dưỡng cổ truyền.
Ở Phú Yên, hầu như vùng nào cũng có lò làm bánh tráng, bởi cái văn hóa cuốn đã trở thành một nét không thể tách rời trong chuyện ăn uống, nhất là khi có tiệc tùng, giỗ chạp, tết nhất.
Người dân ở Đồng Tháp thường tự hào giới thiệu với du khách rằng: “Không đâu lạ và ngon bằng món cá lóc hấp mận Hoà An”. Chị Hồng Ngọc, nhân viên công ty Vĩnh Hoàn 1, tuy không phải là dân xã Hoà An cũng khoe: “Má tôi dạy làm món cá lóc hấp mận Hoà An từ nhỏ. Má nói món này xuất phát từ làng Hoà An gần cả trăm năm rồi” và phụ nữ ở Cao Lãnh truyền lại bao đời nay.
Những món ăn bình dị miền quê nội nấu từ những ngọn mướp còi ngày thơ bé, vậy mà sau bao năm sinh sống nơi phố thị vẫn làm tôi khắc khoải nhớ về như nhớ về tình cảm ấm nồng yêu thương của nội…
Miền biển Trà Vinh rất phong phú thủy hải sản như tôm, cua, còng, ba khía... Một đặc sản rất đặc trưng của vùng Trường Long Hòa- Ba Động có cái tên rất ấn tượng là con “chù ụ”. Chù ụ thuộc họ nhà cua... thân hình vuông thường bằng cỡ chiếc nem. Chù ụ có hai càng khá to. Nhìn tổng thể, chù ụ có hình dáng cục mịch, lưng ghồ ghề, chậm chạp.
Người đầu tiên chế biến những thức ăn, bánh khéo chưa hẳn là người miệt vườn, nhưng miệt vườn là nơi để thí nghiệm vì các bà các cô dư tiền mua bột mua đường, dư cá tôm để nấu nướng.
“Cá chạch nấu ngót lá gừng; Ăn rồi mới thấy… phừng phừng tình quê”.
Miền núi cao nơi tôi công tác những ngày đầu đông thời tiết khắc nghiệt bất thường. Lạnh thấu xương. Mưa ào ạt. Mưa làm trôi đất, lở núi. Lở luôn buổi hẹn cuối tuần về với mệ ngoại, về với ngôi nhà luôn thơm phức mùi xôi bắp đậu xanh, “mùi hương” đã nuôi mẹ tôi trưởng thành, cho tôi những kỷ niệm đẹp thuở ấu thơ...
Sinh trưởng trong những vùng bãi bồi nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá kèo được coi là loại cá đặc sản của người dân miền Tây. Hằng năm cứ vào mùa mưa, những hang ổ trú ngụ bị ngập nước, cá kèo bơi trồi khắp các kênh rạch, lúc này là mùa đánh bắt cá kèo rộ nhất trong năm.
Đồng bằng sông Cửu Long quê tôi đang vào mùa thu hoạch cua đồng (tháng 6 đến tháng 10). Đi các chợ đâu đâu cũng thấy bán những con cua đồng màu nâu thẫm, thịt săn chắc, trông bắt mắt khiến ký ức tuổi thơ chợt ùa về.
Tôi còn nhớ phía sau vườn nhà ngoại có 1 cây cóc năm nào cũng trĩu quả. Mỗi khi về thăm ngoại, tôi luôn “thủ sẵn” gói mắm ruốc, để cùng các em ra vườn lấy lồng tre giựt cóc, rồi “cạp” ngon lành những trái cóc non vừa hái mà khỏi cần gọt vỏ.